Nhiều ba mẹ khi thấy trẻ đi tướt mọc răng cho rằng bé yêu của mình đang bị tiêu chảy. Đừng vội kết luận, hãy nhìn nhận vấn đề được xem là “nhức nhối” này và tìm ra nguyên nhân.
Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng không khác nhiều so với bệnh tiêu chảy. Lúc này phân của trẻ sẽ có các hiện tượng sau:
+ Đi phân sống, nhầy
+ Phân không có bọt
+ Có màu vàng, ngã xanh hoa cải
Tuy nhiên, khác với tiêu chảy khi trẻ đi tướt mọc răng không sốt, ít quấy khóc, có thể ăn uống và hoạt động bình thường. Vậy tại sao trẻ mọc răng lại bị đi ngoài?
Đây là một phản ứng của cơ thể trẻ, kích thích sự phát triển của trẻ xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:
+ Trẻ mọc răng sẽ sản xuất nhiều nước bọt hơn khiến trẻ nuốt phải nhiều nước bọt. Khi vào dạ dày emzym gây xáo trộn sự cân bằng, khiến trẻ mọc răng bị đi ngoài.
+ Trẻ có xu hướng đưa mọi thứ vào trong miệng khi răng chuẩn bị mọc. Những đồ vật này là tác nhân khiến vi khuẩn, virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch của trẻ yếu nên có thể bị đi tướt khi mọc răng.
MÔ TẢ TÌNH TRẠNG CỦA BÉ
CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ 100%
Từ những dấu hiệu và nguyên nhân trên cha mẹ có thể đã hiểu trẻ bị đi tướt khi mọc răng là như thế nào rồi phải không. Vậy trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?
Nếu trẻ có những biểu hiện mọc răng đi tướt kể trên thì sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày trước và sau khi răng mọc lên.
Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi trẻ xem có dấu hiệu nào bất thường không? Nếu trẻ đi tướt khoảng tuần và đi nhiều lần trong ngày thì lúc này trẻ có nguy cơ mất nước và mắc bệnh lý khác.
Hãy nhanh chóng đưa em bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tram, xác định nguyên nhân. Vì đây không chỉ đơn giản là vấn đề trẻ đi tướt mọc răng nữa.
BÉ ĐI TƯỚT MẤY NGÀY???
BÁC SĨ GIẢI ĐÁP NGAY
Để khắc phục tình trạng trẻ mọc răng đi tướt, cha mẹ hãy thực hiện các cách sau đây nhé. Đừng bỏ qua bất kỳ yếu tố nào giúp con luôn khỏe mạnh khi mọc răng.
Do hệ thống miễn dịch của các con còn yếu nên các yếu tố bên ngoài có thể khiến cơ thể trẻ nhiễm khuẩn nên tình trạng bé đi ngoài có thể không phải do trẻ mọc răng.
Chính vì lẽ đó, cha mẹ không nên ngó lơ mà hãy chắc chắn là bé đi tướt do mọc răng. Có vài điểm cơ bản khác giúp bạn nhận ra bé đang mọc răng:
+ Bé cáu kỉnh hơn bình thường: Nướu bị kích ứng, gây sưng, ửng đỏ làm trẻ khó chịu nên so với bình thường bé sẽ khó tính hơn.
+ Có xu hướng bú tay và đưa đồ vật vào miệng nhai cắn: 85% trẻ mọc răng có triệu chứng này chính bởi nướu kích ứng, sưng ngứa nên trẻ có xu hướng nhai cắn làm giảm cảm giác này.
+ Chảy nhiều dãi: Lượng nước bọt trong miệng của trẻ tiết ra nhiều hơn, nếu cha mẹ không lau sạch miệng cho bé có thể dẫn đến phát ban ở cằm, cổ và má.
+ Nhiệt độ cơ thể tăng: Mọc răng khiến thân nhiệt của trẻ tăng nhẹ ở mức 37,2 – 37,5 độ C. Bạn cần chú ý rằng mọc răng chỉ làm cho thân nhiệt trẻ răng lên cao chứ không gây sốt trên 38 độ.
Nếu trẻ có thân nhiệt cao hơn 38 độ C hãy đưa trẻ đi khám vì điều này có thể do nguyên nhân khác.
Bạn có thể tưởng tượng những chiếc răng nhỏ bé sẽ phải bon chen dưới nướu để vươn mình ra ngoài. Chắc chắn điều này sẽ làm trẻ rất đau và khó chịu.
Để xoa dịu sự kích ứng nướu, trẻ luôn đưa đồ vật vào miệng để nhai. Đây thực sự là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
Lúc này, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ những đồ vậy mà trẻ thường xuyên đưa vào miệng. Tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị cho trẻ núm vú chuyên dụng và vệ sinh sạch cho trẻ đưa vào miệng giúp xoa dịu đau ngứa nướu.
Đồng thời, có thể massage nướu và vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc lạnh. Đặc biệt, vệ sinh mông cho trẻ sạch khi con đi ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng tuyệt đối.
Trẻ mọc răng đi ngoài trong khoảng 1 – 2 ngày là khỏi, do đó việc cho trẻ uống thuốc là không cần thiết.
Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng trẻ đi ngoài mọc răng uống thuốc gì. Chính bởi, hầu hết trẻ không cần uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ tự khỏi.
Trẻ đi ngoài sẽ gây tình trạng mất nước nên việc đầu tiên mẹ cần làm là bổ sung nước cho trẻ. Bằng cách cho trẻ uống nước và bú sữa nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất.
Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ giúp tăng sức đề kháng. Vì vậy, hãy cho trẻ bú nhiều hơn bình thường nhé.
Lúc này, trẻ cũng bắt đầu ăn dặm nên mẹ có thể cho con ăn thêm một số thực phẩm giúp phân con cứng lại như cà rốt, khoai lang, sữa chua, chuối…
Bên cạnh việc cho trẻ ăn gì thì mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để bé có thể hấp thụ qua sữa mẹ. Các thức phẩm nhiều dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, cá, sữa, ngũ cốc,…
Nhiều trường hợp trẻ đi tướt nhưng không phải mọc răng, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi:
+ Trẻ quấy khóc nhiều: Mọc răng không đến mức bé khóc dữ dội, khó chịu không thể xoa dịu. Nếu đến mức bé không ngủ được, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
+ Trẻ sốt cao: Mọc răng không khiến trẻ bị sốt mà chỉ làm thân nhiệt cơ thể cao hơn bình thường. Vì vậy, nếu trẻ sốt trên 38 độ thì có thể là vấn đề y tế cha mẹ cần lo lắng.
+ Trẻ bỏ ăn, bỏ bú: Điều này có thể do yếu tố khác chú không riêng gì vấn đề mọc răng ở trẻ.
+ Phát ban: Trẻ có thể bị nổi mẫn trên miệng, cổ, má do nước dãi nhưng nếu dấu hiệu phát bát xuất hiện khắp cơ thể thì có thể do bệnh khác gây ra.
+ Trẻ đi tướt mọc răng kèm ho, sốt, nôn,…: Đây là những dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
+ Trẻ mọc răng đi tướt kéo dài: Thời gian trẻ mọc răng đi tướt chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, nếu kéo dài có thể trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám ngay.
Hy vọng những thông tin về trẻ đi tướt mọc răng trên đây giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, thời gian trẻ khỏi bệnh và cách chăm sóc bé. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ với chuyên gia qua tổng đài 1900.6900 để được giải đáp nhé.